Tin tức từ An Chi Phương

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát

ACP tư vấn khách hàng xây dựng nhà xưởng sản xuất theo quy trình một chiều và chống nhiễm chéo trong thực phẩm, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về An toàn vệ sinh thực phẩm đối với các nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất.
I. VỊ TRÍ, KẾT CẤU VÀ THIẾT KẾ

1. Vị trí:
 Cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát phải được xây dựng cách biệt với các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm.
 2. Kết cấu chung:
 a) Được thiết kế và xây dựng theo nguyên tắc một chiều phù hợp với trình tự của các công đoạn trong dây chuyền sản xuất và được phân thành các khu cách biệt, bảo đảm tránh ô nhiễm chéo giữa các công đoạn hoặc khu vực khác.
 b) Tổng diện tích và cơ cấu diện tích giữa các khu phải phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, tránh tình trạng quá tải dễ gây nhiễm bẩn và khó khăn trong quá trình bảo dưỡng, làm sạch và kiểm tra.
 c) Khu phụ cận thuộc phạm vi quản lý của cơ sở phải bảo đảm môi trường sạch sẽ; sân, đường đi trong khu phải lát hoặc rải nhựa bằng phẳng nhằm tránh bụi bẩn, đọng nước.
3. Thiết kế:
 a) Bề mặt tường và trần phải phẳng, sáng màu, dễ làm sạch; phần tường không thấm nước phải cao ít nhất là 2 mét.
 b) Sàn nhà phải làm bằng vật liệu không thấm nước, dễ làm vệ sinh, có độ dốc hợp lý để thoát nước tốt.
 c) Cửa phải kín và làm bằng vật liệu không thấm nước, dễ làm vệ sinh. Khuyến khích cửa ra vào tự động đóng và đóng kín.
 d) Hệ thống chống xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại phải được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh và được lắp đặt để ngăn chặn tối đa sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
 đ) Hệ thống thông gió phải bố trí để loại được hơi nước ngưng tụ, bụi, không khí nóng, khí ô nhiễm; hướng của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch.
 e) Phân xưởng rót và đóng nắp phải kín và được trang bị hệ thống diệt khuẩn. Có chế độ kiểm soát các thiết bị này để luôn hoạt động trong tình trạng tốt.
 g) Hệ thống chiếu sáng phải luôn bảo đảm theo yêu cầu: khu vực sản xuất có cường độ ánh sáng không dưới 200 lux; khu vực cần kiểm tra sản phẩm phải đạt cường độ ánh sáng không dưới 540 lux. Đèn phải có hộp hoặc lưới bảo vệ.
 h) Khu vực bảo vệ nguồn nước phải được xây dựng sao cho ngăn chặn được bụi bẩn, sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
 i) Phòng thay quần áo phải có số lượng thích hợp. Tường và sàn phòng thay quần áo phải tuân theo quy định tại điểm a, b Khoản 3 của Điều này.
II. TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ CHẾ BIẾN
 1. Các thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với nước giải khát, thực phẩm phải là loại chuyên dùng cho thực phẩm, được làm từ nguyên liệu không bị gỉ, không bị ăn mòn, không thôi nhiễm các chất độc hại và khuyếch tán mùi lạ vào sản phẩm.
 2. Các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến phải làm bằng các vật liệu không gỉ, không gây ô nhiễm sản phẩm, dễ làm vệ sinh và phải được vệ sinh thường xuyên theo ca sản xuất.
 3. Phải có dụng cụ chuyên dùng để thu gom và chứa đựng rác thải.
III. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
 1. Rãnh thoát nước trên mặt sàn phải đảm bảo thoát nước tốt. Các rãnh được làm bằng vật liệu chống thấm, có kích thước phù hợp với lưu lượng tối đa của dòng nước thải, có nắp đậy bằng vật liệu không thấm nước với số lượng và kích thước lỗ thoát nước phù hợp. Rãnh thoát nước thải phải có cấu trúc dễ làm vệ sinh.
 2. Các hố ga lắng đọng chất thải rắn phải được bố trí phù hợp với lưu lượng và mạng lưới hệ thống rãnh thải. Hố ga phải có nắp đậy và dễ làm sạch, khử trùng. Hố ga phải được bố trí bên ngoài khu sản xuất.
 3. Đường dẫn nước thải bên ngoài khu chế biến tới bể chứa và khu xử lý nước thải phải có nắp đậy kín dễ tháo lắp và dễ làm sạch.
 4. Cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát phải tuân theo pháp luật về môi trường và các quy định của pháp luật về việc xử lý chất thải. Khu vực xử lý chất thải phải được xây dựng trong hàng rào bảo vệ của cơ sở để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại động vật.
IV. CHẾ ĐỘ VỆ SINH
 1. Nhà xưởng, trang thiết bị và dụng cụ dùng trong quá trình sản xuất phải được làm vệ sinh định kỳ.
 2. Phải tổng vệ sinh cơ sở ít nhất 1 lần/6 tháng.
 3. Các ống dẫn nước, rầm, cột trụ, chụp đèn và những nơi thường tích tụ chất bẩn phải được làm vệ sinh thường xuyên nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của vi sinh vật.
 4. Hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn sử dụng trong cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.
V. KHU VỆ SINH
 1. Cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát phải có khu vệ sinh cách biệt với khu chế biến.
 2. Khu vệ sinh phải có cấu trúc sao cho cửa của khu vệ sinh không được mở thông trực tiếp vào các khu chế biến.
 3. Trong mỗi khu vệ sinh phải có chỗ để rửa tay có trang bị xà phòng, khăn lau tay (khuyến khích sử dụng thiết bị làm khô tay và khăn giấy dùng một lần).
 4. Khu vệ sinh phải được làm sạch thường xuyên.
 5. Số lượng nhà vệ sinh phải bảo đảm theo Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
VI. NƯỚC VÀ HƠI NƯỚC
 1. Nước dùng cho sản xuất, chế biến nước giải khát phải tuân theo Tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
 2. Nước không đạt yêu cầu quy định tại Khoản 1 của Điều này được sử dụng với mục đích khác như làm lạnh, cứu hoả, cung cấp cho nồi hơi và các mục đích khác không được nối với nguồn nước sử dụng cho sản xuất, chế biến và phải có ký hiệu riêng để tránh sử dụng nhầm.
VII. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM GỒM:
 1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu)
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng)
3. Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm)
4. Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh
5. Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
6. Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
7. Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn
VIII. CÁC THỦ TỤC TƯ VẤN CỦA ACP:
1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
 - ACP tư vấn khách hàng xây dựng nhà xưởng sản xuất theo quy trình một chiều và chống nhiễm chéo trong thực phẩm, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về An toàn vệ sinh thực phẩm đối với các nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất.
2. Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như:
 - Sau khi hợp đồng dịch vụ được ký kết, ACP tiến hành soạn thảo hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục ATVSTP.
 - Nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Sở y tế
IX. THỜI GIAN:
-  45 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian sửa chữa, khắc phục do không đạt yêu cầu qua thẩm định).
Ngoài các dịch vụ ưu đãi trên, sau khi thanh lý hợp đồng dịch vụ, ACP vẫn tiếp tục cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi như:
- Cung cấp dịch vụ thiết kế Website giá rẻ cho khách hàng chưa có website.
- Tư vấn miễn phí qua Hotline: 0988.618.198

Hãy liên hệ với ACP để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt nhất!
CÔNG TY TNHH TM - DV AN CHI PHƯƠNG
Trụ sở: 5/31 Nguyễn Cửu Đàm - Phường Tân Sơn Nhì - Quận Tân Phú - TP. HCM
Văn phòng: 68/42 Đồng Nai - Phường 15 - Quận 10 - TP.HCM
Điện thoại: (08) 6683 8515 | Hotline: 0988.618.198
Email: anchiphuongcompany@gmail.com | Website: www.anchiphuong.com
-----
Miss. Hồng Ân - Chuyên Viên Tư Vấn - 0988.618.189 CTY TNHH TM DV AN CHI PHƯƠNG
Điện thoại: (08) 6683 8515 | Hotline: 0988.618.198
Email: anchiphuongcompany@gmail.com | Website: www.anchiphuong.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét