Tin tức từ An Chi Phương

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Nhằm trợ giúp cho quý doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình và yên tâm phát triển sản xuất, chúng tôi xin giới thiệu đến quý doanh nghiệp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như sau:

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA GỒM:
1.  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (02 bản sao)
2.  Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký (02 bản - kích thước không nhỏ hơn 15x15mm và không lớn hơn 70x70mm)
3.  Miễn phí tra cứu đơn: Để xác định khả năng Nhãn hiệu chuẩn bị đăng ký có thể tương tự hay trùng lắp với nhãn hiệu đã nộp đơn tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam hay chưa, Nhãn hiệu của quý doanh nghiệp sẽ được tra cứu hoàn toàn miễn phí. Trong vòng 03 ngày sẽ có kết quả bằng văn bản và các đối chứng cụ thể.
CÔNG VIỆC ACP THỰC HIỆN:
1. Tư vấn trước khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
- Tư vấn phân loại nhóm (lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ) theo bảng phân nhóm quốc tế đảm bảo phạm vi bảo hộ rộng, bảo hộ bao vây, phù hợp với lĩnh vực quý công ty đang kinh doanh.
- Tư vấn lựa chọn các phương án lựa chọn tên nhãn hiệu hàng hóa, tư vấn thêm các tiền tố khi cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi bảo hộ.
- Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung logo, phối màu khi cần thiết.
- Tư vấn tra cứu nhãn nhiệu.
- Tư vấn về bảo hộ các đối tượng khác liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa như đăng ký bảo hộ bao bì, nhãn mác, kiểu dáng công nghiệp.
- Tư vấn những yêu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ.
- Tư vấn mô tả nhãn hiệu hàng hóa nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của logo
- Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự dẫn đến khả năng bị từ trối của nhãn hiệu hàng hóa.
2. Hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
- Lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
- Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Sao chụp mẫu nhãn hiệu hàng hóa;
- Soạn công văn tiến hành làm nhanh nếu cần thiết
3. Các giai đoạn thẩm định:
Theo quy định, việc đăng ký nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn thẩm định hình thức (01 tháng kể từ ngày nộp đơn). Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đánh giá về chủ thể nộp đơn, phân nhóm và các thủ tục về mặt hình thức khác.
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, nhãn hiệu sẽ được đăng trên công báo Sở hữu công nghiệp.
- Giai đoạn thẩm định nội dung đơn (06 – 09 tháng kể từ ngày công bố đơn). Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá khả năng phân biệt của Nhãn hiệu đối với sản phẩm và dịch vụ xin đăng ký và khả năng tương tự gây nhầm lẫn với các quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập trước (như Đơn nhãn hiệu đã được nộp trước, Nhãn hiệu đã được đăng ký trước…)
4. Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng:
Ngoài các dịch vụ ưu đãi trên, sau khi thanh lý hợp đồng dịch vụ, ACP vẫn tiếp tục cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi như:
- Cung cấp dịch vụ thiết kế Website giá rẻ cho khách hàng chưa có website.
- Tư vấn miễn phí qua Hotline: 0988.618.198

Hãy liên hệ với ACP để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt nhất!
CÔNG TY TNHH TM - DV AN CHI PHƯƠNG
Trụ sở: 5/31 Nguyễn Cửu Đàm - Phường Tân Sơn Nhì - Quận Tân Phú - TP. HCM
Văn phòng: 68/42 Đồng Nai - Phường 15 - Quận 10 - TP.HCM
Điện thoại: (08) 6683 8515 | Hotline: 0988.618.198
Email: anchiphuongcompany@gmail.com | Website: www.anchiphuong.com
-----
Miss. Hồng Ân - Chuyên Viên Tư Vấn - 0988.618.189 CTY TNHH TM DV AN CHI PHƯƠNG
Điện thoại: (08) 6683 8515 | Hotline: 0988.618.198
Email: anchiphuongcompany@gmail.com | Website: www.anchiphuong.com

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đối với quán cafe, quán trà

An Chi Phương tư vấn khách hàng xây dựng nhà xưởng sản xuất theo quy trình một chiều và chống nhiễm chéo trong thực phẩm, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về An toàn vệ sinh thực phẩm đối với các nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất.

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đối với quán cafe, quán trà

I. TIÊU CHUẨN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM ĐỘI VỚI QUÁN CÀ PHÊ, QUÁN TRÀ
- Đảm bảo nguyên liệu có nguồn gốc an toàn.
- Không sử dụng trà, cà phê có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và độc tố nấm mốc.
- Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở, thiết bị chứa dựng và đặt biệt là dụng cụ pha chế trà và cà phê.
- Nếu có sử dụng phụ gia, đường cần phải có nhãn mác bao bì và còn thời hạn sử dụng. Chỉ được sử dụng phụ gia có trong bảng danh mục cho phép của Bộ Y Tế.
- Người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm phải được khám sức khỏe định kỳ 06 tháng 01 lần.
- Người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm phải có giấy chứng nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải mặc quần áo bảo hộ, có mũ chụp tóc, tháo bỏ mọi đồ trang sức, cắt ngắn móng tay và tay phải luôn sạch sẽ.
- Có giấy kiểm nghiệm nước sử dụng và giấy kiểm nghiệm nước đá trong chế biến
II. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM GỒM:
 1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu)
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng)
3. Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm)
4. Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh
5. Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
6. Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
7. Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn
III. CÁC THỦ TỤC ACP THỰC HIỆN:
1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
 - ACP tư vấn khách hàng xây dựng nhà xưởng sản xuất theo quy trình một chiều và chống nhiễm chéo trong thực phẩm, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về An toàn vệ sinh thực phẩm đối với các nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất.
2. Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như:
 - Sau khi hợp đồng dịch vụ được ký kết, ACP tiến hành soạn thảo hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục ATVSTP.
 - Nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Sở y tế
IV. THỜI GIAN:
- 45 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian sửa chữa, khắc phục do không đạt yêu cầu qua thẩm định)

Ngoài các dịch vụ ưu đãi trên, sau khi thanh lý hợp đồng dịch vụ, ACP vẫn tiếp tục cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi như:
- Cung cấp dịch vụ thiết kế Website giá rẻ cho khách hàng chưa có website.
- Tư vấn miễn phí qua Hotline: 0988.618.198

Hãy liên hệ với ACP để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt nhất!
CÔNG TY TNHH TM - DV AN CHI PHƯƠNG
Trụ sở: 5/31 Nguyễn Cửu Đàm - Phường Tân Sơn Nhì - Quận Tân Phú - TP. HCM
Văn phòng: 68/42 Đồng Nai - Phường 15 - Quận 10 - TP.HCM
Điện thoại: (08) 6683 8515 | Hotline: 0988.618.198
Email: anchiphuongcompany@gmail.com | Website: www.anchiphuong.com
Tags: đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng và quán cà phê | vệ sinh an toàn thực phẩm là gì | hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm | tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm | điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm | tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với quán ăn
-----
Miss. Hồng Ân - Chuyên Viên Tư Vấn - 0988.618.189 CTY TNHH TM DV AN CHI PHƯƠNG
Điện thoại: (08) 6683 8515 | Hotline: 0988.618.198
Email: anchiphuongcompany@gmail.com | Website: www.anchiphuong.com

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát

ACP tư vấn khách hàng xây dựng nhà xưởng sản xuất theo quy trình một chiều và chống nhiễm chéo trong thực phẩm, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về An toàn vệ sinh thực phẩm đối với các nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất.
I. VỊ TRÍ, KẾT CẤU VÀ THIẾT KẾ

1. Vị trí:
 Cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát phải được xây dựng cách biệt với các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm.
 2. Kết cấu chung:
 a) Được thiết kế và xây dựng theo nguyên tắc một chiều phù hợp với trình tự của các công đoạn trong dây chuyền sản xuất và được phân thành các khu cách biệt, bảo đảm tránh ô nhiễm chéo giữa các công đoạn hoặc khu vực khác.
 b) Tổng diện tích và cơ cấu diện tích giữa các khu phải phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, tránh tình trạng quá tải dễ gây nhiễm bẩn và khó khăn trong quá trình bảo dưỡng, làm sạch và kiểm tra.
 c) Khu phụ cận thuộc phạm vi quản lý của cơ sở phải bảo đảm môi trường sạch sẽ; sân, đường đi trong khu phải lát hoặc rải nhựa bằng phẳng nhằm tránh bụi bẩn, đọng nước.
3. Thiết kế:
 a) Bề mặt tường và trần phải phẳng, sáng màu, dễ làm sạch; phần tường không thấm nước phải cao ít nhất là 2 mét.
 b) Sàn nhà phải làm bằng vật liệu không thấm nước, dễ làm vệ sinh, có độ dốc hợp lý để thoát nước tốt.
 c) Cửa phải kín và làm bằng vật liệu không thấm nước, dễ làm vệ sinh. Khuyến khích cửa ra vào tự động đóng và đóng kín.
 d) Hệ thống chống xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại phải được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh và được lắp đặt để ngăn chặn tối đa sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
 đ) Hệ thống thông gió phải bố trí để loại được hơi nước ngưng tụ, bụi, không khí nóng, khí ô nhiễm; hướng của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch.
 e) Phân xưởng rót và đóng nắp phải kín và được trang bị hệ thống diệt khuẩn. Có chế độ kiểm soát các thiết bị này để luôn hoạt động trong tình trạng tốt.
 g) Hệ thống chiếu sáng phải luôn bảo đảm theo yêu cầu: khu vực sản xuất có cường độ ánh sáng không dưới 200 lux; khu vực cần kiểm tra sản phẩm phải đạt cường độ ánh sáng không dưới 540 lux. Đèn phải có hộp hoặc lưới bảo vệ.
 h) Khu vực bảo vệ nguồn nước phải được xây dựng sao cho ngăn chặn được bụi bẩn, sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
 i) Phòng thay quần áo phải có số lượng thích hợp. Tường và sàn phòng thay quần áo phải tuân theo quy định tại điểm a, b Khoản 3 của Điều này.
II. TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ CHẾ BIẾN
 1. Các thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với nước giải khát, thực phẩm phải là loại chuyên dùng cho thực phẩm, được làm từ nguyên liệu không bị gỉ, không bị ăn mòn, không thôi nhiễm các chất độc hại và khuyếch tán mùi lạ vào sản phẩm.
 2. Các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến phải làm bằng các vật liệu không gỉ, không gây ô nhiễm sản phẩm, dễ làm vệ sinh và phải được vệ sinh thường xuyên theo ca sản xuất.
 3. Phải có dụng cụ chuyên dùng để thu gom và chứa đựng rác thải.
III. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
 1. Rãnh thoát nước trên mặt sàn phải đảm bảo thoát nước tốt. Các rãnh được làm bằng vật liệu chống thấm, có kích thước phù hợp với lưu lượng tối đa của dòng nước thải, có nắp đậy bằng vật liệu không thấm nước với số lượng và kích thước lỗ thoát nước phù hợp. Rãnh thoát nước thải phải có cấu trúc dễ làm vệ sinh.
 2. Các hố ga lắng đọng chất thải rắn phải được bố trí phù hợp với lưu lượng và mạng lưới hệ thống rãnh thải. Hố ga phải có nắp đậy và dễ làm sạch, khử trùng. Hố ga phải được bố trí bên ngoài khu sản xuất.
 3. Đường dẫn nước thải bên ngoài khu chế biến tới bể chứa và khu xử lý nước thải phải có nắp đậy kín dễ tháo lắp và dễ làm sạch.
 4. Cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát phải tuân theo pháp luật về môi trường và các quy định của pháp luật về việc xử lý chất thải. Khu vực xử lý chất thải phải được xây dựng trong hàng rào bảo vệ của cơ sở để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại động vật.
IV. CHẾ ĐỘ VỆ SINH
 1. Nhà xưởng, trang thiết bị và dụng cụ dùng trong quá trình sản xuất phải được làm vệ sinh định kỳ.
 2. Phải tổng vệ sinh cơ sở ít nhất 1 lần/6 tháng.
 3. Các ống dẫn nước, rầm, cột trụ, chụp đèn và những nơi thường tích tụ chất bẩn phải được làm vệ sinh thường xuyên nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của vi sinh vật.
 4. Hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn sử dụng trong cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.
V. KHU VỆ SINH
 1. Cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát phải có khu vệ sinh cách biệt với khu chế biến.
 2. Khu vệ sinh phải có cấu trúc sao cho cửa của khu vệ sinh không được mở thông trực tiếp vào các khu chế biến.
 3. Trong mỗi khu vệ sinh phải có chỗ để rửa tay có trang bị xà phòng, khăn lau tay (khuyến khích sử dụng thiết bị làm khô tay và khăn giấy dùng một lần).
 4. Khu vệ sinh phải được làm sạch thường xuyên.
 5. Số lượng nhà vệ sinh phải bảo đảm theo Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
VI. NƯỚC VÀ HƠI NƯỚC
 1. Nước dùng cho sản xuất, chế biến nước giải khát phải tuân theo Tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
 2. Nước không đạt yêu cầu quy định tại Khoản 1 của Điều này được sử dụng với mục đích khác như làm lạnh, cứu hoả, cung cấp cho nồi hơi và các mục đích khác không được nối với nguồn nước sử dụng cho sản xuất, chế biến và phải có ký hiệu riêng để tránh sử dụng nhầm.
VII. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM GỒM:
 1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu)
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng)
3. Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm)
4. Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh
5. Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
6. Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
7. Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn
VIII. CÁC THỦ TỤC TƯ VẤN CỦA ACP:
1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
 - ACP tư vấn khách hàng xây dựng nhà xưởng sản xuất theo quy trình một chiều và chống nhiễm chéo trong thực phẩm, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về An toàn vệ sinh thực phẩm đối với các nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất.
2. Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như:
 - Sau khi hợp đồng dịch vụ được ký kết, ACP tiến hành soạn thảo hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục ATVSTP.
 - Nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Sở y tế
IX. THỜI GIAN:
-  45 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian sửa chữa, khắc phục do không đạt yêu cầu qua thẩm định).
Ngoài các dịch vụ ưu đãi trên, sau khi thanh lý hợp đồng dịch vụ, ACP vẫn tiếp tục cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi như:
- Cung cấp dịch vụ thiết kế Website giá rẻ cho khách hàng chưa có website.
- Tư vấn miễn phí qua Hotline: 0988.618.198

Hãy liên hệ với ACP để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt nhất!
CÔNG TY TNHH TM - DV AN CHI PHƯƠNG
Trụ sở: 5/31 Nguyễn Cửu Đàm - Phường Tân Sơn Nhì - Quận Tân Phú - TP. HCM
Văn phòng: 68/42 Đồng Nai - Phường 15 - Quận 10 - TP.HCM
Điện thoại: (08) 6683 8515 | Hotline: 0988.618.198
Email: anchiphuongcompany@gmail.com | Website: www.anchiphuong.com
-----
Miss. Hồng Ân - Chuyên Viên Tư Vấn - 0988.618.189 CTY TNHH TM DV AN CHI PHƯƠNG
Điện thoại: (08) 6683 8515 | Hotline: 0988.618.198
Email: anchiphuongcompany@gmail.com | Website: www.anchiphuong.com

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Quy trình thẩm định cấp phép Vệ sinh an toàn thực phẩm

ACP hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quy trình một chiều và chống nhiễm chéo trong thực phẩm, đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tại Chi cục AT VSTP hoặc Bộ Y tế.
I. Trình tự thực hiện  
Bước 1: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm gửi hồ sơ về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. 

Bước 2: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và trả giấy biên nhận cho cơ sở 

Bước 3: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiếp nhận thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì có công văn yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định và phải ghi trên giấy biên nhận ngày nhận hồ sơ bổ sung. 

Bước 4: Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc phải phải tổ chức thẩm định và kiểm tra cơ sở và lập biên bản thẩm định. Kết luận phải gi rõ là "Đạt" hoặc "Không đạt".

+ Nếu "Đạt" thì trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp giấy chứng nhận

+ Trường hợp "Không đạt" phải ghi rõ lý do trong biên bản thẩm định và nêu rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng). Cơ sở có trách nhiệm khắc phục yêu cầu của đoàn thẩm định, nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

+ Trường hợp cơ sở đã áp dụng HACCP thì cũng phải được kiểm tra hồ sơ và kiểm tra cơ sở.

Bước 5: Trả kết quả cho cơ sở


II. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

III. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

b) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu I)

2) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).

3) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm: 
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.

- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.

4) Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu II ).

5) Bản sao công chứng "Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ" của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

6) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

7. Bản sao Giấy chứng nhận GMP, SSOP, HCCP (nếu có);

IV. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
V. Cam kết từ ACP: Thủ tục nhanh gọn, hỗ trợ tư vấn điều chỉnh cho phù hợp VSATTP, hoàn 100% phí nếu không Đạt

Ngoài các dịch vụ ưu đãi trên, sau khi thanh lý hợp đồng dịch vụ, ACP vẫn tiếp tục cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi như:
- Cung cấp dịch vụ thiết kế Website giá rẻ cho khách hàng chưa có website.
- Tư vấn miễn phí qua Hotline: 0988.618.198

Hãy liên hệ với ACP để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt nhất!
CÔNG TY TNHH TM - DV AN CHI PHƯƠNG
Trụ sở: 5/31 Nguyễn Cửu Đàm - Phường Tân Sơn Nhì - Quận Tân Phú - TP. HCM
Văn phòng: 68/42 Đồng Nai - Phường 15 - Quận 10 - TP.HCM
Điện thoại: (08) 6683 8515 | Hotline: 0988.618.198
Email: anchiphuongcompany@gmail.com | Website: www.anchiphuong.com
-----
Miss. Hồng Ân - Chuyên Viên Tư Vấn - 0988.618.189 CTY TNHH TM DV AN CHI PHƯƠNG
Điện thoại: (08) 6683 8515 | Hotline: 0988.618.198
Email: anchiphuongcompany@gmail.com | Website: www.anchiphuong.com

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Điều kiện đăng ký giấy phép VSATTP

ACP hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quy trình một chiều và chống nhiễm chéo trong thực phẩm, đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tại Chi cục AT VSTP hoặc Bộ Y tế.
I. CƠ SỞ DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Điều kiện đăng ký giấy phép VSATTP

Điều 1. Cửa hàng ăn (hay còn gọi là tiệm ăn)
1. Bảo đảm có đủ nước và nước đá sạch.
2. Có dụng cụ, đồ chứa đựng và khu vực trưng bày riêng biệt giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín.
3. Nơi chế biến thực phẩm phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm) và thực hiện quy trình chế biến một chiều.
4. Người làm dịch vụ chế biến phải được khám sức khoẻ và cấy phân định kỳ ít nhất mỗi năm một lần.
5. Người làm dịch vụ chế biến phải có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải mặc quần áo bảo hộ, có mũ chụp tóc, tháo bỏ mọi đồ trang sức, cắt ngắn móng tay và tay phải luôn giữ sạch sẽ.
7. Nguyên liệu thực phẩm phải có nguồn gốc an toàn và không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
8. Thức ăn phải được bày bán trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất     60 cm.
9. Thức ăn được bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được ruồi, bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của các côn trùng, động vật khác.
10. Có dụng cụ chứa đựng chất thải kín, có nắp đậy và được chuyển đi trong ngày.
Điều 2. Nhà hàng ăn uống
1. Có khu nhà bếp, chế biến nấu nướng thực phẩm và khu ăn uống của khách riêng biệt.
2. Mọi nguồn cung cấp thực phẩm phải có xuất xứ cụ thể và an toàn.
3. Cơ sở chế biến, thiết bị dụng cụ phải bảo đảm các yêu cầu vệ sinh theo quy định chung.
4. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất một năm một lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
5. Phòng ăn, bàn ghế phải được thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, có đủ nhà vệ sinh và bồn rửa tay, có tủ lưu nghiệm thức ăn 24 giờ.
Điều 3. Cơ sở ăn uống ở khách sạn
1. Có hợp đồng về nguồn cung cấp nguyên liệu thực phẩm an toàn và thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực 3 bước.
2. Bảo đảm đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, trang thiết bị dụng cụ và thực hiện nguyên tắc bếp một chiều.
3. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm  và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
4. Phòng ăn, bàn ghế phải được thường xuyên giữ gìn sạch sẽ, có đủ nhà vệ sinh và bồn rửa tay, có tủ lưu nghiệm thức ăn 24 giờ.
5. Nơi trưng bày thức ăn để bán hoặc để khách tự chọn phải bảo đảm chống được ruồi, tránh được hơi thở, nước bọt của khách và phải có dụng cụ để khách kẹp, gắp, xúc thức ăn.
Điều 4. Quán ăn
1. Phải có đủ nước sạch để chế biến và rửa dụng cụ, bát đũa, có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh.
2. Nguyên liệu thực phẩm phải có nguồn gốc an toàn và không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
3. Nơi chế biến, trưng bày thực phẩm phải cao hơn mặt đất ít nhất 60cm.
4. Thức ăn phải được che đậy tránh ruồi, bụi, mưa, gió.
5. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ và cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
Điều 5. Căng tin
1. Môi trường xung quanh căng tin phải thường xuyên quản lý sạch sẽ, không làm ô nhiễm cho môi trường vệ sinh thực phẩm.
2. Phải bảo đảm đầy đủ các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở, trang thiết bị dụng cụ và duy trì chế độ lau rửa hàng ngày sạch sẽ.
3. Mọi thực phẩm bày bán tại căng tin đều phải có nguồn gốc an toàn và đầy đủ nhãn mác theo quy định. Tuyệt đối không được bán thực phẩm quá hạn và sử dụng phụ gia ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
4. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ và cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
5. Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ.
Điều 6. Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể
1. Phải có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm  24 giờ.
2. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân.
3. Bảo đảm các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ và quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc một chiều.
4. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, có thiết bị chống ruồi, muỗi, bọ, chuột, động vật và duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ.
5. Có hệ thống thiết bị bảo quản thực phẩm, hệ thống nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
Điều 7. Quán cà phê, quán trà
1. Bảo đảm có nguồn gốc nguyên liệu an toàn.
2. Không sử dụng trà, cà phê có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và độc tố nấm mốc.
3. Bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ, đặc biệt các dụng cụ để pha trà và pha cà phê.
4. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
5. Nếu có sử dụng phụ gia, đường cần phải có nhãn mác và trong thời hạn sử dụng. Chỉ được sử dụng phụ gia, chất tạo ngọt hoá học nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.
Điều 8. Quán rượu, bia, nước giải khát
1. Chỉ được bán rượu, bia, nước giải khát có nguồn gốc an toàn và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Nơi bán hàng và nơi để cho khách ngồi uống phải sạch sẽ, thoáng mát, không có ruồi, bọ, côn trùng, động vật và phải cao hơn mặt đất ít nhất 60cm. Nơi bán hàng phải có đủ nhà vệ sinh, bồn rửa tay cho khách.
3. Cốc, chén để uống phải là loại an toàn, được rửa sạch, lau hoặc sấy khô trước khi cho khách sử dụng.
4. Các đồ ăn kèm phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Không dùng đường hoá học để pha chế nước giải khát, muốn sử dụng phải có quy định riêng.
5. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ và cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
II. CƠ SỞ BÁN THỰC PHẨM
Điều 1. Các cửa hàng bán bánh (bánh bao, bánh mỳ, bánh ngọt, bánh xuxê, bánh cốm, bánh gai, bánh đậu xanh...)
1. Cơ sở và thiết bị dụng cụ chế biến bảo quản và chứa đựng phải bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
2. Nguyên liệu để sản xuất, chế biến phải có nguồn gốc an toàn, không sử dụng nguyên liệu mốc, kém phẩm chất.
3. Chỉ được bán bánh còn hạn sử dụng, bánh không mốc và hư hỏng. Chỉ được phép sử dụng phụ gia trong danh mục cho phép. Tuyệt đối không dùng phẩm mầu độc và hàn the để chế biến, bảo quản.
4. Nhân viên bán hàng phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
5. Tuyệt đối không dùng giấy bẩn, lá bẩn và các đồ bao gói không bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 2. Cửa hàng bán thức ăn chín
 1. Thức ăn được bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được ruồi, bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của các côn trùng, động vật khác. Không được bán thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.
 2. Nhân viên bán hàng phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và có thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
 3. Tuyệt đối không dùng phụ gia, phẩm mầu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
 4. Có dụng cụ gắp, xúc thức ăn để bán cho khách.
 5. Đồ bao gói thức ăn phải sạch, chỉ dùng các loại chuyên dùng cho thực phẩm.
 Điều 3. Cửa hàng bán bánh, kẹo
1. Chỉ được bán bánh, kẹo có đầy đủ nhãn mác theo quy định và còn hạn sử dụng. Tuyệt đối không bày bán các thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm không bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
 2. Phải có giá, tủ, kệ, kê xếp thực phẩm thông thoáng, chống được bụi, mưa, nắng, gió, côn trùng và động vật gây hại.
 3. Phải kiểm tra thường xuyên về nhãn mác, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của thực phẩm được bày bán trong cửa hàng, kịp thời loại bỏ các thực phẩm quá hạn, biến chất hư hỏng.
 4. Nhân viên bán hàng phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và có thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
 5. Phải có thiết bị bảo quản chuyên dụng phù hợp với các loại thực phẩm khác nhau.
 Điều 4. Cửa hàng dưa, cà, tương, mắm, gia vị, dầu ăn
 1. Nơi bán hàng và chứa hàng phải cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, không có ruồi, côn trùng, động vật gây hại.
 2. Dụng cụ chứa đựng phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
 3. Nhân viên bán hàng phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân. Nguyên liệu và sản phẩm bày, bán phải có nguồn gốc an toàn.
 4. Tuyệt đối không dùng các phụ gia, chất bảo quản ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
 5. Các bao bì thực phẩm phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm  theo quy định.
 Điều 5. Cửa hàng bán sữa, đường
 1. Phải bảo đảm đầy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ, phải có giá, bàn tủ, kệ để trưng bày thực phẩm.
 2. Nhân viên bán hàng phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
 3. Hàng hoá được bày bán phải có nguồn gốc an toàn và đầy đủ nhãn mác theo quy định, không bày bán thực phẩm giả, quá hạn và kém chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
 4. Thường xuyên kiểm tra về nhãn mác, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hoá, kịp thời loại bỏ những thực phẩm bị hư hỏng, biến chất, quá hạn sử dụng.
 5. Phải có thiết bị bảo quản thực phẩm phù hợp với các loại thực phẩm khác nhau.
 Điều 6. Cửa hàng thịt
 1. Tất cả các loại thịt được bày bán phải có nguồn gốc an toàn và phải có chứng nhận kiểm dịch của thú y.
 2. Thịt phải được bày bán trên bàn cao cách mặt đất ít nhất 60 cm và có thiết bị chống ruồi, nhặng và các loại côn trùng, động vật gây hại khác.
 3. Không được bày bán thịt bị bệnh, thịt ôi và thịt ô nhiễm.
 4. Tuyệt đối không sử dụng các chất bảo quản độc hại để bảo quản thịt.
 5. Nhân viên bán hàng phải được khám sức khỏe, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
 Điều 7. Cửa hàng thuỷ sản
 1. Phải bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ, thiết bị chứa đựng bảo quản thuỷ sản theo quy định.
 2. Thuỷ sản bày bán phải có nguồn gốc an toàn. Không được bày bán các loại thuỷ sản bị bệnh, ô nhiễm và ươn thối.
 3. Tuyệt đối không được dùng các loại hoá chất độc hại để bảo quản thuỷ sản (hàn the, phân urê...).
 4. Nhân viên bán hàng phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
 5. Nước sử dụng để rửa, bảo quản thuỷ sản phải sạch.
 Điều 8. Cửa hàng rau, quả
 1. Rau quả bày bán phải có nguồn gốc an toàn.
 2. Nơi bán hàng, kho chứa, phương tiện bán hàng, phương tiện vận chuyển, phương tiện bảo quản phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
 3. Tuyệt đối không được phun, ngâm, tẩm các hoá chất để bảo quản rau quả. Không được bày bán rau quả úa, nát, ô nhiễm và rau quả bảo quản bằng hoá chất độc hại.
 4. Nhân viên bán hàng phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
 5. Không được bày bán lẫn lộn giữa “rau quả sạch” và “rau quả không sạch”.
 Điều 9. Cửa hàng gạo, lương thực, ngũ cốc
 1. Mọi loại gạo, ngũ cốc bày bán phải có nguồn gốc an toàn.
 2. Phải bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, kho chứa, dụng cụ chứa đựng, phải có thiết bị chống chuột, bọ, gián.
 3. Tuyệt đối không dùng các loại hoá chất để bảo quản gạo và ngũ cốc.
 4. Không bán các loại gạo, ngũ cốc có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng, độc tố nấm mốc và gạo, ngũ cốc mốc, hư hỏng, có sạn.
 5. Nhân viên bán hàng phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
III. DỊCH VỤ THỰC PHẨM BÁN RONG
 Điều 1. Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với dịch vụ thực phẩm bán rong có nguy cơ cao
 1. Chỉ được bán rong các loại thực phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn.
 2. Có phương tiện bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm (xe đẩy, xe đạp, xe ô tô, gánh hàng, làn hàng...): kín, tránh được mưa, nắng, gió, bụi, ruồi, muỗi, côn trùng và giữ được thức ăn sạch, không bị ô nhiễm.
 3. Dụng cụ chứa đựng thức ăn, bao gói thức ăn và dụng cụ ăn uống như đũa, bát, thìa, cốc... phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm :
 a) Hoặc chỉ dùng loại sử dụng một lần.
b) Hoặc dùng lại phải rửa qua 3 lần: trước khi rửa phải vét bỏ các chất còn thừa và dầu mỡ vào 1 thùng, rửa lần 1 ở 1 thùng nước sạch với “dầu rửa bát”, lần thứ 2: rửa lại ở 1 thùng nước sạch và lần thứ 3: tráng lại ở 1 thùng nước sạch. Sau đó lau bằng khăn sạch hoặc giấy sạch 1 lần.
4. Nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn bán rong phải được chọn lọc, có nguồn gốc an toàn, không mốc và không ô nhiễm.
5. Quy trình chế biến thức ăn để bán rong phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyệt đối không sử dụng công nghệ chế biến không an toàn và sử dụng các phụ gia, chất bảo quản độc hại.
6. Người bán hàng rong phải được khám sức khoẻ và cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
7. Phải giữ đúng thời gian an toàn của thức ăn, không được bán thức ăn có dấu hiệu hư hỏng, ôi thiu và ô nhiễm.
8. Không được dùng tay trực tiếp bốc, nắm thức ăn để bán.
9. Phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do UBND quận, huyện, thị xã nơi quản lý hộ khẩu cấp hoặc của UBND xã, phường, thị trấn (nếu được uỷ quyền của UBND quận, huyện, thị xã).
10. Phải có dụng cụ đựng chất thải kín, có nắp đậy và phải được đổ đi sau mỗi lần đi bán rong
Ngoài các dịch vụ ưu đãi trên, sau khi thanh lý hợp đồng dịch vụ, ACP vẫn tiếp tục cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi như:
- Cung cấp dịch vụ thiết kế Website giá rẻ cho khách hàng chưa có website.
- Tư vấn miễn phí qua Hotline: 0988.618.198

Hãy liên hệ với ACP để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt nhất!
CÔNG TY TNHH TM - DV AN CHI PHƯƠNG
Trụ sở: 5/31 Nguyễn Cửu Đàm - Phường Tân Sơn Nhì - Quận Tân Phú - TP. HCM
Văn phòng: 68/42 Đồng Nai - Phường 15 - Quận 10 - TP.HCM
Điện thoại: (08) 6683 8515 | Hotline: 0988.618.198
Email: anchiphuongcompany@gmail.com | Website: www.anchiphuong.com
Tags: đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng và quán cà phê | vệ sinh an toàn thực phẩm là gì | hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm | tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm | điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm | tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với quán ăn
-----
Miss. Hồng Ân - Chuyên Viên Tư Vấn - 0988.618.189 CTY TNHH TM DV AN CHI PHƯƠNG
Điện thoại: (08) 6683 8515 | Hotline: 0988.618.198
Email: anchiphuongcompany@gmail.com | Website: www.anchiphuong.com